Động thái gây sốc mới của Indonesia khi cấm xuất khẩu dầu ăn sẽ gây ra sức ảnh hưởng lớn cho tình trạng khủng hoảng lương thực trên toàn thế giới, vốn đã tồi tệ kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra.

Cú sốc lương thực mới gọi tên dầu ăn - sức ảnh hưởng khiến các quốc gia châu Á lao đao không kém gì dầu thô

Quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới, Indonesia, sẽ ngừng xuất khẩu dầu ăn từ ngày 28/4 sau khi tình trạng thiếu hụt trong nước dẫn đến các cuộc biểu tình trên đường phố bởi chi phí thực phẩm tăng cao. Động thái gây sốc này sẽ bóp chết nguồn cung dầu thực vật vốn đã eo hẹp và làm trầm trọng thêm tác động của việc Nga tấn công Ukraine, khiến hoạt động của thị trường dầu thực vật rơi vào hỗn loạn.

Quyết định của Indonesia, quốc gia chiếm 1/3 xuất khẩu dầu ăn toàn cầu, sẽ gây thêm bất ổn khi đối mặt với các thị trường mới nổi tới từ Sri Lanka, Ai Cập và Tunisia. Ngay cả các nước phát triển cũng có thể thấy giá các mặt hàng tại siêu thị tăng mạnh.

Dầu cọ là một trong những mặt hàng chủ lực đa năng, được sử dụng trong hàng nghìn sản phẩm từ thực phẩm, đồ chăm sóc cá nhân đến nhiên liệu sinh học. Giá dầu ăn giảm do hạn hán và thiếu lao động. Sau đó, cuộc chiến ở Ukraine đã làm chao đảo thương mại của khoảng 80% lượng dầu hướng dương xuất khẩu toàn cầu, thúc đẩy nhu cầu về các lựa chọn thay thế như dầu cọ và dầu đậu nành, đẩy giá lên mức cao kỷ lục.

Ấn Độ

Ấn Độ, nhà nhập khẩu dầu cọ, đậu nành và dầu hướng dương lớn nhất thế giới, phải đối mặt với lạm phát tiếp tục tăng mạnh. Giá dầu ăn nội địa ở New Delhi tăng từ 12% đến 17% kể từ khi cuộc chiến ở Ukraine nổ ra vào cuối tháng 2. Chính phủ đã bãi bỏ thuế nhập khẩu và đang cố gắng hạn chế việc tích trữ dầu ăn, nhưng dấu hiệu hạ nhiệt có vẻ không được khả quan.

Công ty dịch vụ tài chính Prabhudas Lilladher cho biết động của Indonesia sẽ ảnh hưởng đến chi phí và lợi nhuận của một số công ty tiêu dùng. Unilever, Nestle và ITC sẽ nằm trong số những công ty bị ảnh hưởng trực tiếp và tác động sẽ được cảm nhận rõ nhất ở các sản phẩm như bánh quy, mì, bánh ngọt, khoai tây chiên và các món tráng miệng đông lạnh.

Cú sốc lương thực mới gọi tên dầu ăn, sức ảnh hưởng khiến các quốc gia châu Á lao đao không kém gì dầu thô - Ảnh 1.

Atul Chaturvedi, chủ tịch Hiệp hội các nhà chiết xuất dung môi của Ấn Độ cho biết: “Nếu lệnh cấm này được thực hiện nghiêm túc, nó có thể gây lạm phát cao. Nhu cầu có thể sẽ thay đổi, nhưng sự sẵn có của các loại dầu ăn khác cũng bị hạn chế.

Người Ấn Độ thích dầu cọ hơn các loại dầu khác vì giá rẻ hơn và có thể dễ dàng trộn với các loại thực phẩm khác. Nó cũng để được lâu hơn so với các lựa chọn thay thế khác, giúp tiết kiệm chi phí cho những người sử dụng số lượng lớn như nhà hàng và khách sạn. Dầu ăn còn đóng một vai trò quan trọng trong các bữa ăn phục vụ trong nhiều lễ hội lớn của đất nước.

Trung Quốc

Trung Quốc là một nhà nhập khẩu dầu ăn lớn khác của Indonesia. Nước này đã mua 4,7 triệu tấn dầu cọ từ quốc gia Đông Nam Á vào năm ngoái, chiếm hơn 70% tổng kim ngạch nhập khẩu. Việc mua hàng của Trung Quốc đã giảm trong năm nay do giá cao hơn và do việc khóa cửa nghiêm ngặt từ biện pháp Zero-Covid đã làm ảnh hưởng đến nhu cầu.

Cú sốc lương thực mới gọi tên dầu ăn, sức ảnh hưởng khiến các quốc gia châu Á lao đao không kém gì dầu thô - Ảnh 2.

So với dầu cọ, Trung Quốc phụ thuộc nhiều hơn vào đậu nành nhập khẩu.Họ còn sản xuất cả dầu để nấu ăn và bột làm thức ăn gia súc nhằm hỗ trợ khẩu phần ăn của hơn 1,4 tỷ người dân nước này.

Lệnh cấm xuất khẩu của Indonesia sẽ gây thêm khó khăn cho chính phủ Trung Quốc khi nước này đang tìm cách kiểm soát lạm phát. Trong khi lạm phát tiêu dùng vẫn tương đối giảm, rủi ro lại đang gia tăng do giá cả hàng hóa tăng cao và sự gián đoạn liên quan đến Covid đối với chuỗi cung ứng.

Malaysia

Lệnh cấm xuất khẩu là con dao hai lưỡi đối với Malaysia, quốc gia sản xuất dầu cọ lớn thứ hai thế giới chỉ sau Indonesia. Những người làm đồn điền ở Malaysia có thể thu được lợi nhuận từ doanh số bán hàng tăng cao và lợi nhuận thu về nhờ giá cả tăng đột biến. Doanh thu xuất khẩu của nước này có thể sẽ ghi nhận mức tăng mới.

Các công ty bao gồm Boustead Plantations, Kuala Lumpur Kepong, IOI Corporation và Sime Darby Plantation đã chứng kiến giá tăng cao vào thứ 2 (25/4), trong khi các công ty cùng ngành ở Indonesia của họ sụt giảm. Giá dầu cọ kỳ hạn tăng tới 7% sau tin tức về lệnh cấm.

Cú sốc lương thực mới gọi tên dầu ăn, sức ảnh hưởng khiến các quốc gia châu Á lao đao không kém gì dầu thô - Ảnh 3.

Tuy nhiên, chi phí hạt có dầu cao hơn sẽ có tác động lan tỏa khắp nền kinh tế với lạm phát lương thực của Malaysia đã ở mức cao nhất trong 5 năm. Chính phủ sẽ phải cung cấp nhiều trợ cấp hơn để hấp thụ chi phí cao hơn của các sản phẩm dầu cọ. Lệnh cấm cũng sẽ hạn chế nhập khẩu dầu cọ của Malaysia, vốn chủ yếu từ Indonesia, và thắt chặt nguồn cung địa phương, đặc biệt là đối với các nhà máy lọc dầu.

Malaysia cũng có thể phải vật lộn để lấp đầy khoảng trống về nhu cầu toàn cầu do Indonesia để lại khi nông dân phải vật lộn với tình trạng thiếu lao động kinh niên có thể chỉ bắt đầu giảm bớt từ tháng tới. Malaysia chiếm khoảng một phần ba nguồn cung dầu cọ thế giới, so với thị phần ‘sư tử’ của Indonesia là khoảng 60%.

Indonesia

Trong thời gian tới, chính sách mới này có thể sẽ đạt được hiệu quả dự kiến ​​là giảm giá dầu ăn trong nước do khoảng 60% sản lượng dầu cọ của Indonesia có xu hướng được xuất khẩu.

Theo Citigroup Inc., nó cũng có thể làm giảm kỳ vọng lạm phát, nếu giá dầu ăn quay trở lại mức đầu năm 2021 và sau đó ổn định, nó có thể làm giảm dự báo lạm phát của ngân hàng trong năm nay tới 0,5 điểm phần trăm.

Cú sốc lương thực mới gọi tên dầu ăn, sức ảnh hưởng khiến các quốc gia châu Á lao đao không kém gì dầu thô - Ảnh 4.

Tuy nhiên, mức tăng này có thể được bù đắp bởi “những tác động bất lợi từ các phương án khác” như giá đậu tương tăng – một loại cây thay thế cho dầu cọ. Indonesia cũng nhập khẩu hạt có dầu cho các sản phẩm như đậu phụ và đậu hũ.

Khánh Vy (Nhịp sống kinh tế)