Sáng 15/7, Ngân hàng Nhà nước giảm nhẹ tỷ giá trung tâm 1 đồng so với phiên cuối tuần trước (12/7), tỷ giá tại các ngân hàng thương mại giảm tương ứng. Tuy nhiên, sau 2 tuần liên tiếp giảm mạnh, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do lại tăng 35 đồng ở cả 2 chiều so với cuối tuần trước.
Ngày 15/7, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 24.245 VND/USD, giảm 1 đồng so với phiên cuối tuần trước. Với biên độ +/- 5% theo quy định, tỷ giá trần mà các ngân hàng thương mại được phép áp dụng là 25.457 VND/USD.
Cập nhật thị trường lúc 10h ngày 15/7, hầu hết các ngân hàng thương mại niêm yết giá USD bán ra ở mức 25.454 VND/USD, thấp hơn tỷ giá trần 3 đồng.
“Áp lực điều chỉnh giảm của tỷ giá có thể duy trì trong tuần này (15-19/7) khi nhu cầu ngoại tệ để thanh toán không còn cao như giai đoạn đầu tháng vừa qua. Tuy nhiên mức 25.400 đang là mức hỗ trợ mạnh mà thị trường cần vượt qua lúc này”.
Khối Thị trường Tài chính, ACB.
Ngày 15/7, tỷ giá trên thị trường tự do tăng 35 đồng ở cả 2 chiều so với ngày 12/7, giao dịch mua – bán tại 25.690 – 25.770 VND/USD.
Trước đó, tỷ giá tự do đã có 2 tuần giảm mạnh liên tiếp. Cụ thể, từ 1-12/7, tỷ giá tự do đã giảm 285 đồng ở cả 2 chiều so với cuối tháng 6/2024.
Theo Khối Thị trường tài chính (ACB), tỷ giá USD/VND liên ngân hàng đã giảm về gần mức 25.400 – 25.410 VND/USD trong ngày giao dịch cuối tuần trước (12/7) theo đà suy yếu mạnh của đồng USD trên thị trường thế giới. Chuyên gia cho rằng áp lực điều chỉnh giảm của tỷ giá có thể duy trì trong tuần này khi nhu cầu ngoại tệ để thanh toán không còn cao như giai đoạn đầu tháng vừa qua. Tuy nhiên mức 25.400 đang là mức hỗ trợ mạnh mà thị trường cần vượt qua lúc này.
Ở tuần trước (8-12/7), lãi suất VND liên ngân hàng biến động tăng 2 phiên đầu tuần rồi giảm trở lại với tất cả các kỳ hạn từ 1 tháng trở xuống. Chốt ngày 12/7, lãi suất VND liên ngân hàng giao dịch quanh mức: qua đêm 4,5% (-0,3 đpt); 1 tuần 4,61% (-0,25 đpt); 2 tuần 4,74% (-0,18 đpt); 1 tháng 4,97% (+0,03 đpt).
Lãi suất USD liên ngân hàng vẫn ít biến động trong tuần qua. Phiên 12/7, lãi suất USD liên ngân hàng đóng cửa ở mức: qua đêm 5,29% (-0,01 đpt); 1 tuần 5,34% (-0,01 đpt); 2 tuần 5,39% (không thay đổi) và 1M tháng 5,43% (+0,01 đpt).
Trên thị trường mở, tuần từ 8/- 12/7, ở kênh cầm cố, Ngân hàng Nhà nước chào thầu kỳ hạn 7 ngày với khối lượng là 53.000 tỷ đồng, lãi suất giữ ở mức 4,5%. Có 50.552,23 tỷ đồng trúng thầu, có 24.758,55 tỷ đồng đáo hạn tuần qua.
Ngân hàng Nhà nước chào thầu tín phiếu Ngân hàng Nhà nước kỳ hạn 14 ngày, đấu thầu lãi suất ở tất cả các phiên. Hết tuần, có tổng cộng 33.650 tỷ đồng trúng thầu, lãi suất trúng thầu giữ ở mức 4,5%; có 62.430 tỷ đồng đáo hạn trong tuần qua.
Từ 8-12/7, Ngân hàng Nhà nước bơm ròng 54.573,68 tỷ đồng ra thị trường bằng kênh thị trường mở; khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố giảm xuống mức 50.552,23 tỷ, khối lượng tín phiếu lưu hành còn 111.100 tỷ đồng.
Như vậy, Ngân hàng Nhà nước bơm ròng 54.573,68 tỷ đồng ra thị trường trong tuần qua bằng kênh thị trường mở, khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố giảm xuống mức 50.552,23 tỷ, khối lượng tín phiếu lưu hành còn 111.100 tỷ đồng.
Ngày 10/7, Kho bạc Nhà nước gọi thầu thành công 6.105 tỷ đồng/12.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ gọi thầu, tỷ lệ trúng thầu đạt 51%. Trong đó, kỳ hạn 10 năm huy động được 5.405 tỷ đồng/10.000 tỷ đồng gọi thầu, kỳ hạn 15 năm huy động được 700 tỷ đồng/1.000 tỷ đồng gọi thầu. Kỳ hạn 5 năm và 30 năm gọi thầu 500 tỷ đồng mỗi kỳ hạn, tuy nhiên, không có khối lượng trúng thầu ở cả 2 kỳ hạn này. Lãi suất trúng thầu kỳ hạn 10 năm là 2,74% (không đổi so với phiên đấu thầu trước), 15 năm là 2,95% (+0,09 đpt).
Trong tuần này, ngày 17/7, Kho bạc Nhà nước dự kiến chào thầu 12.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, trong đó kỳ hạn 5 năm chào thầu 500 tỷ đồng, 10 năm chào thầu 8.000 tỷ đồng, 15 năm 3.000 tỷ đồng và 20 năm chào thầu 500 tỷ đồng.
Giá trị giao dịch Outright và Repos trên thị trường thứ cấp tuần qua đạt trung bình 9.109 tỷ đồng/phiên, giảm nhẹ so với mức 9.358 tỷ đồng/phiên của tuần trước đó.
Lợi suất trái phiếu Chính phủ trong tuần qua biến động nhẹ ở hầu hết các kỳ hạn. Chốt phiên 12/7, lợi suất trái phiếu Chính phủ giao dịch quanh 1 năm 1,87% (+0,002 đpt so với phiên cuối tuần trước); 2 năm 1,89% (+0,002 đpt); 3 năm 1,91% (+0,002 đpt); 5 năm 1,98% (-0,001 đpt); 7 năm 2,30% (+0,01 đpt); 10 năm 2,79% (+0,02 đpt); 15 năm 2,96% (không đổi); 30 năm 3,19% (+0,002 đpt).
Kỳ Phong (vnEconomy)