Vỏ đậu nành là sản phẩm phụ của ngành công nghiệp ép dầu đậu nành. Khi ngành chăn nuôi công nghiệp phát triển, nhu cầu về khô dầu đậu nành hàm lượng đạm cao cũng góp phần đẩy mạnh công nghệ ép dầu đậu nành tách vỏ. Vì vậy lượng vỏ đậu nành phụ phẩm tại Mỹ và các nước Nam Mỹ ngày càng tăng lên. Việc tận dụng được nguồn vỏ đậu nành đúng mục đích sẽ mang lại hiệu quả trong việc giảm giá thành chế biến thức ăn chăn nuôi.

Vỏ đậu nành rất thích hợp làm thức ăn cho động vật nhai lại

Vỏ đậu nành rất thích hợp làm thức ăn cho động vật nhai lại

Bảng so sánh thành phần của vỏ đậu nành, cám gạo và cám mì

 Vỏ đậu nànhCám gạoCám mì
Crude protein1012.0016.6
ME (kcal/kg)1810-185032102512
Fat (%)2.0012.004.1
Crude fiber (%)3512.008.2
Calcium (%)0.500.060.16
Total phosphorus (%)0.191.411.2
Available phosphorus (%)0.20.470.60
Lysine (%)0.640.550.60
Methionine (%)0.120.10
Met + cys (%)0.160.500.25
Tryptophan (%)0.070.100.30
Theonine (%)1.290.400.40
NDF (%)7023.17
ADF (%)4556.1533.6
Lignin (%)1.963.609.6
Ash5

NDF = NDFD : neutral detergent fiber digestibility
ADF : acid detergent fiber

Dùng cho thức ăn của đại gia súc
Vỏ đậu nành về mặt lý tính và giải phẫu học thì rất lý tưởng cho động vật nhai lại. Hàm lượng chất xơ cao trong vỏ đậu nành rất cần thiết cho hiệu quả tăng trưởng của đại gia súc trong việc tạo kích thích quá trình nhai lại, quá trình phân hủy thức ăn nhờ vi sinh vật và cân bằng độ PH. Nguồn chất xơ hiệu quả sẽ gây tiết nước bọt, thu được năng lượng từ các axít béo dễ biến đổi do các vi khuẩn này tạo ra: chẳng hạn axít axêtic, axít propionic và axít butyric.

So sánh vỏ đậu nành với các cám gạo và cám mì, thì hàm lượng đạm và năng lượng trao đổi (ME) của vỏ đậu nành chỉ thấp hơn một chút, tuy nhiên về mặt chất xơ hữu hiệu và tiêu hóa được (NDF và ADF) thì vỏ đậu nành chiếm ưu thế hơn hẳn cám mì và cám gạo. Chỉ tiêu NDF và ADF cao là một lợi thế của vỏ nành dành cho thức ăn chăn nuôi bò sữa. Thông thường khi hàm lượng NDF và ADF không đầy đủ, muốn bảo đảm năng suất sữa cao người nuôi bắt buộc phải bổ sung các chất xơ năng lượng cao khác như xác mì, hèm bia, bắp và kể cả vỏ đậu nành. Cũng vì lí do này mà vỏ đậu nành là một giải pháp giảm nhẹ lượng thức ăn vật chất phải nạp vào cho các loại động vật nhai lại như : trâu bò, cừu, dê, ngựa,…

Đối với thức ăn hỗn hợp dành cho đại gia súc, chúng ta có thể dùng vỏ đậu nành để thay thế, căn cứ theo bảng phân tích thành phần mà không phải quan ngại về hàm lượng chất xơ có thể tăng lên làm ảnh hưởng chất lượng của sản phẩm.

Dùng cho thức ăn heo nái và heo trưởng thành
Vì hàm lượng xơ cao nên vỏ đậu nành được khuyến cáo rất cần thiết cho heo nái và heo đã trưởng thành. Những nghiên cứu gần đây cho thấy bổ sung xơ của vỏ đậu nành/ Non Starch Polysaccharides (NSP) có hiệu quả rất rõ rệt đối với năng suất của heo nái, làm tăng chất lượng của heo xuất chuồng, làm giảm mùi khó chịu của thịt tươi.
 – Vỏ đậu nành nguồn năng lượng hữu hiệu giúp giảm thiểu lượng thức ăn thô phải nạp quá nhiều cho vật nuôi. Nguồn năng lượng hữu hiệu này giúp kiểm soát được trọng lượng của heo nái và tăng khả năng thụ tinh, tăng chất lượng thịt của heo xuất chuồng, mà không phải lo kiểm soát về lượng nhiều loại thức ăn vật chất khác.- Cho ăn nhiều vỏ đậu nành cũng có hiệu quả cho heo trong giai đoạn mang thai, kích thích nái ăn nhiều hơn tốt cho quá trình tạo sữa.- Cho ăn nhiều vỏ đậu nành có nhiều chất xơ cũng hữu ích cho việc kích thích nhuận trường giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón của heo nái- Vỏ đậu nành cũng phù hợp cho giai đoạn nái cai sữa, chuẩn bị tốt cho kỳ phối giống sau này. 

Khuyến cáo hàm lượng vỏ đậu nành để nuôi heo          

Các giai đoạnTối đa
Giai đoạn mang thai20%
Giai đoạn tạo sữa5%
Giai đoạn heo trưởng thành10%

Tuy nhiên cũng phải chú ý bổ sung đầy đủ các thức ăn giàu năng lượng và axit amin trong các nguồn thức ăn như bắp và bã đậu nành.

Việc thay thế cám mì bằng vỏ đậu nành theo đúng khuyến cáo như sau có thể áp dụng trực tiếp mà không cần phải thay đổi công thức, lần lượt là : Heo nái chửa < 10%, Nái cho con bú < 5% và heo trưởng thành < 5%

Tại Thái Lan từ năm 2003, đã có những khảo nghiệm về việc thay thế cám gạo và cám mì bằng vỏ đậu nành trong công thức thức ăn chăn nuôi heo nái. Kết quả cho thấy việc thay thế này có hiệu quả rõ rệt đối với quá trình tạo sữa, nái ăn ngon miệng nên ăn được nhiều hơn, tạo sữa tốt hơn để tăng sản lượng heo con. Khảo nghiệm cũng chứng minh được việc thay thế cám gạo bằng vỏ đậu nành lên đến 20% nhưng hiệu quả thức ăn thậm chí còn tốt hơn, ngoài việc giảm giá thành. Tuy chất xơ cao nhưng vỏ đậu nành lại có hàm lượng lignin thấp (xem bảng thành phần), nên không gây cản trở về tiêu hóa như các loại vỏ trấu của cám gạo và cám mì.

Các khảo nghiệm này cũng chứng minh được vỏ đậu nành có thể thay thế tới 15% cám gạo, bắp và mì lát mà không gây bất cứ một hiệu ứng giảm năng suất nào.

Nguồn cung vỏ đậu nành tại Việt Nam

Trước đây, vỏ đậu nành chủ yếu được nhập khẩu vào Việt Nam dưới dạng ép viên và chi phí khá cao do phải chịu chi phí vận chuyển và các chi phí nhập khẩu khác. Việc đưa vào vận hành Nhà máy ép dầu Bunge Việt Nam (mà Công ty Quang Dũng là cổ đông và là đối tác chiến lược tại Việt Nam) từ đầu tháng 5/2011 đã giúp làm phong phú nguồn cung mặt hàng này. Được bán ra thị trường dưới dạng hàng rời (không ép viên) và trực tiếp từ trong nước khiến giá thành mặt hàng này khá cạnh tranh. Các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam có thể hưởng lợi nhiều từ nguồn nguyên liệu này.

Nguồn tin: www.qdfeed.com