Số lượng và công suất thiết kế các nhà máy thức ăn chăn nuôi công nhiệp của Việt Nam hiện nay đã quá lớn, vượt xa so với nhu cầu; mức độ khai thác thấp, khoảng 48%. Trong đó các doanh nghiệp trong nước chỉ đạt 37,5%; FDI đạt 62,5%.

Đó là thông tin được TS. Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam chia sẻ tại hội thảo với chủ đề “Thực trạng và giải pháp phát triển công nghiệp thức ăn chăn nuôi trong thời gian tới”, được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh vừa qua.

Công suất và Sản lượng TACN 2022
STTVùngSố lượng cơ sơCông suất 1.000 tấnTỷ lệ (%)
1Đồng bằng sông Hồng12617.38046,8
2Đông Nam Bộ5412.75120,1
3Đồng bằng sông Cửu Long406.97514,9
4Bắc Trung Bộ151.4045,6
5Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên141.4875,2
6Đông Bắc Bộ142.4415,2
7Tây Bắc68142,2
8Tổng số26943.254100
Phân bố nhà máy TACN năm 2022

Cũng theo TS Nguyễn Xuân Dương, phân bố các nhà máy mất cân đối, tập trung chủ yếu ở khu vực Đồng bằng Sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực đông dân cư sẽ không còn không gian cho phát triển chăn nuôi. Đặc biệt là sau năm 2025, khi hiệu lực thi hành Luật Chăn nuôi về di dời các cơ sở chăn nuôi ra ngoài khu dân cư có hiệu lực.

STTNhóm thức ăn chăn nuôiSản lượng (tấn)Cơ cấu (%)
IThức ăn cho lợn11,616,90055,8
IIThức ăn cho gia cầm8,478,17740,7
2.1Thức ăn cho gà5,496,65626,4
2.2Thức ăn cho ngan, vịt2,626,08112,6
2.3Thức ăn cho chim cút343,9451,7
IIIThức ăn cho vật nuôi khác727,433.03,5
Tổng sản lượng 20,882,510 
Sản lượng TACN năm 2022

Cơ cấu các loại TĂCN đang có nhiều thay đổi, phù hợp hơn với cơ cấu đàn vật nuôi. Trong đó thức ăn cho lợn chiếm 55,8%, giảm nhiều so với thời điểm cáo nhất là TĂCN lợn chiếm tới 70%. Mặt khác cũng minh chứng cho việc sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp trong chăn nuôi ở Việt Nam đang ngày một tăng cao.

NHẬP KHẨU VÀ SỬ DỤNG NGUYÊN LIỆU TĂCN

Số lượng và chủng loại nguyên liệu TĂCN nhập khẩu lớn, chiếm trên 90% nhu cầu cho sản xuất TĂCN công nghiệp; trong đó nhóm nguyên liệu thức ăn bổ sung chiếm khoảng 3%, chứng tỏ vấn đề sử dụng nguyên liệu TĂCN trong sản xuất nhìn chung là chưa phù hợp, còn nhiều lãng phí.

STTLoại sản phẩmSố lượng
IThức ăn giàu đạm8.338.916
1Khô dầu các loại4.676.814
2DDGS1.002.202
3Nguyên liệu nguồn gốc động vật1.769.339
4Khác890.561
II.Thức ăn giàu năng lượng9,754,199
1Ngô hạt7.354.933
2Lúa mì1.189.972
3Cám các loại557.884
4Khác651.409
III.Thức ăn bổ sung538,751
 Tổng số18.654.963
Nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi năm 2022

Một số giải pháp phát triển

Trước tình hình trên, theo TS Nguyễn Xuân Dương, để ngành thức ăn chăn  nuôi Việt Nam phát triển bền vững, cơ quan quản lý, doanh nghiệp, các Hội/Hiệp hội cần có những thay đổi như sau:

Cơ quan quản lý Nhà nước

Nhà nước không nên khuyến khích đầu tư xây mới các cơ sở chế biến TĂCN công nghiệp đến năm 2030, trừ ở những vùng mà số lượng nhà máy TACN còn thấp và còn tiềm năng phát triển chăn nuôi trong thời gian tới, như các tỉnh Tây Nguyên, Miền Trung và Trung du miền phía Bắc…;

Tập trung cho các biện pháp giảm chi phí nhập khẩu sẽ có hiệu quả ngay và dễ làm hơn là biện pháp sản xuất nguyên liệu trong nước. Trong đó quan trọng là giảm chi phí logistic và các chi phí, thủ tục hành chính trong kiểm tra nhập khẩu;

Khuyến khích sản xuất những loại nguyên liệu trong nước mà Việt Nam có lợi thế và có thể sản xuất được trong nước, như: trồng và khai thác chế biến rong, tảo biển làm nguyên liệu TĂCN…; xem xét tăng thuế nhập khẩu một số nhóm nguyên liệu thức ăn bổ sung mà trong nước có thể sản xuất được, như các loại bột khoáng…

Tăng cường các biện pháp kiểm tra điều kiện sản xuất với các cơ sở sản xuất, kinh doanh TĂCN. Chỉ khuyến khích các cơ sở đủ điều kiện tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh mặt hàng TĂCN, vì trong thực tế số lượng các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi thành phẩm và bổ sung đã quá nhiều, công suất thiệt kế đã vượt quá xa so với mức độ khai thác và nhu cầu.

Các doanh nghiệp sản xuất  TĂCN

Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh, rà soát, đổi mới công nghệ theo hướng nông nghiệp xanh, đáp ứng yêu cầu chất lượng, an toàn thực phẩm sản phẩm và lượng hóa, kiểm soát được chỉ số các bon trong quá trình sản xuất; quản trị tốt chất lượng sản phẩm.Tối ưu hóa công thức để nâng cao hiệu quả sự dụng, tiết kiệm nguyên liệu và giảm phát thải trong chăn nuôi; ưu tiên sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước và các loại nguyên liệu có xuất xứ rõ ràng, có chứng nhận chất lượng và thân thiện với môi trường.

Hội và các hiệp hội ngành hàng

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các hội, hiệp hội ngành hàng liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh TĂCN công nghiệp, như: Hội Chăn nuôi Việt Nam, Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi, Hội các phòng thử nghiệm, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ  logistics Việt Nam…

Hội và Hiệp hội cần thay đổi cách tiếp cận trong hoạt động hoạt động, trong đó phải thực sự coi trọng chức năng phối hợp, hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành viên, nhất là các doanh nghiệp; Hội, hiệp hội phải thực sự là người đại diện, bảo vệ quyền lợi chính đáng và trách nhiệm cho doanh nghiệp, người sản xuất kinh doanh tham gia; có tiếng nói chung trong phản biện các chính sách, biện pháp quản lý của Nhà nước phù hợp với pháp luật của Việt Nam và hội nhập quốc tế, tạo môi trường tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Việt Nam.

Tâm An (Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam)