Giá đậu nành kỳ hạn tháng 05 chốt phiên giao dịch ngày 18/4 giảm 15,25 cent, ở mức 1.134,25 cent/bushel, giảm 15,50 cent so với mức cao nhất và tăng 1,25 cent so với mức thấp nhất. Giá đậu nành kỳ hạn tháng 07 chốt phiên giảm 15,25 cent, ở mức 1.149 cent/bushel, tăng 1,25 cent so với mức thấp nhất và giảm 15,50 cent so với mức cao nhất.
Giá khô dầu đậu nành kỳ hạn tháng 05 chốt phiên giảm 0,70 usd, ở mức 338 usd/short tấn, giảm 2,10 usd so mức cao nhất và tăng 1,80 usd so với mức thấp nhất.
Giá dầu đậu nành kỳ hạn tháng 05 chốt phiên giảm 0,88 cent, ở mức 44,12 cent/pound, giảm 1,15 cent so với mức cao nhất và tăng 0,33 cent so với mức thấp nhất.
Giá đậu nành giảm hơn 1,25% sau một đợt bán kỹ thuật phần lớn được kích hoạt bởi tiến độ thu hoạch ở Nam Mỹ và dự kiến mức tồn trữ toàn cầu tăng mạnh.
Bộ NN Mỹ cho biết các nhà xuất khẩu tư nhân đã xuất bán 138.000 tấn khô dầu đậu nành cho Philippines, giao hàng trong năm tiếp thị 2023/2024.
Trong tuần kết thúc vào ngày 11/4, lượng xuất khẩu đậu nành tăng 17,8 triệu giạ (485.800 tấn) cho năm 2023-2024 và tăng 9,7 triệu giạ (263.200 tấn) cho năm 2024-2025. Lượng xếp hàng xuất khẩu đạt 17,7 triệu giạ, cao hơn mức cần thiết hàng tuần để đạt ước tính xuất khẩu 1,7 tỷ giạ của Bộ NN Mỹ cho năm 2023-2024. Cam kết xuất khẩu đậu nành hiện đạt tổng cộng 1,517 tỷ giạ cho năm 2023-2024 và giảm 18% so với một năm trước.
Lượng xuất khẩu khô dầu đậu nành hàng tuần được báo cáo ở mức 129.800 tấn cho năm 2023-2024 và 1.000 tấn cho năm 2024-2025.
Lượng xuất khẩu dầu đậu nành hàng tuần được báo cáo ở mức 100 tấn cho năm tiếp thị 2023-2024.
Do Brazil đang ở giai đoạn sau của vụ thu hoạch đậu nành và khi Argentina mới bắt đầu, hai nước này dự kiến sẽ đưa 199 triệu – 204 triệu tấn nguồn cung cấp mới ra thị trường. Paraguay, nước xuất khẩu đậu nành lớn thứ 3 thế giới, cũng đang trên đà đạt thu hoạch một vụ mùa kỷ lục, với ước tính khoảng 10,4 triệu tấn. Tuy nhiên, mực nước sông thấp có thể sẽ cản trở tốc độ xuất khẩu ít nhất trong tương lai gần.
Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế (IGC) dự kiến sản lượng đậu nành toàn cầu sẽ đạt mức kỷ lục 390 triệu tấn, do vụ mùa bội thu ở Argentina bù đắp cho phần sản lượng giảm ở Mỹ và Brazil.
Bắp
Giá bắp giảm theo giá đậu nành sau một đợt bán kỹ thuật khi tiến độ gieo trồng đang tốt và thuận lợi.
Thời tiết đang có mưa thuận lợi ở phía Đông Nebraska và Iowa, và dự kiến sẽ có nhiều mưa hơn trên khắp Vành đai bắp, cùng với nhiệt độ trên mức bình thường trong thời gian còn lại của tháng 4 giúp cải thiện nhiều cho tiến độ gieo trồng.
Trong tuần kết thúc vào ngày 11/4, lượng xuất khẩu bắp tăng 19,7 triệu giạ (501.200 tấn) cho năm 2023-2024 và tăng 2,6 triệu giạ (65.000 tấn) cho năm 2024-2025. Lượng xếp hàng xuất khẩu đạt 60,9 triệu giạ, cao hơn nhiều so với mức cần thiết hàng tuần để đạt ước tính xuất khẩu 2,1 tỷ giạ của Bộ NN Mỹ cho năm 2023-2024. Cam kết xuất khẩu bắp hiện đạt tổng cộng 1,759 tỷ giạ cho năm 2023-2024 và tăng 17% so với một năm trước.
Theo Reuters, EPA dự kiến sẽ công bố kế hoạch vào cuối tuần về việc tạm thời bãi bỏ các hạn chế đối với các yêu cầu xăng sinh học có hàm lượng ethanol cao hơn vào mùa Hè này. |
Sản lượng ethanol giảm mạnh 73.000 thùng/ngày trong tuần kết thúc vào ngày 12/4, khiến sản lượng ở mức thấp nhất trong 12 tuần, đạt 983.000 thùng/ngày. Tồn trữ ethanol giảm 128.000 thùng, xuống 26,08 triệu thùng.
Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế (IGC) ước tính sản lượng bắp toàn cầu đạt 1,223 tỷ tấn trong năm 2023-2024, giảm so với mức 1,227 tỷ tấn trong dự báo tháng trước, nhưng tăng mạnh so với năm trước.
Lúa mì
Giá lúa mì phần lớn vẫn tăng do lực mua tốt khi thời tiết khô hạn vẫn đang tiếp diễn trên phần lớn vùng đồng bằng miền Trung và miền Nam.
Trong tuần kết thúc vào ngày 11/4, lượng xuất khẩu lúa mì bị hủy là 3,4 triệu giạ (93.600 tấn) cho năm 2023-2024 và lượng xuất mới là 8,2 triệu giạ (222.000 tấn) cho năm 2024-2025. Lượng xếp hàng xuất khẩu đạt 17,9 triệu giạ, cao hơn mức cần thiết hàng tuần để đạt ước tính xuất khẩu 710 triệu giạ của Bộ NN Mỹ cho năm 2023-2024. Cam kết xuất khẩu lúa mì hiện đạt tổng cộng 575 triệu giạ cho năm 2023-2024 và giảm 2% so với một năm trước.
Hội đồng ngũ cốc quốc tế (IGC) ước tính sản lượng lúa mì toàn cầu đạt 789 triệu tấn.
Nhật Bản thầu mua 3,5 triệu giạ lúa mì chất lượng thực phẩm từ Hoa Kỳ và Canada. Trong đó, 36% có nguồn gốc từ Mỹ. Hàng sẽ được vận chuyển vào tháng 6.
Hàn Quốc thầu mua 1,8 triệu giạ lúa mì chất lượng thực phẩm từ Mỹ, hàng sẽ được vận chuyển từ giữa tháng 7 đến giữa tháng 8.
Philippines thầu mua 1,8 triệu giạ lúa mì dùng làm thức ăn chăn nuôi, có thể có nguồn gốc từ Úc, hàng sẽ được vận chuyển vào tháng 7 và tháng 8.
Tunisia thầu mua hơn 900.000 giạ lúa mì cứng với các nguồn gốc tùy chọn, hàng sẽ được vận chuyển vào tháng Năm.
www.qdfeed.com