Năm 2021 là một năm mà ngành nông nghiệp nói chung, ngành chăn nuôi nói riêng phải trải qua vô vàn những khó khăn, thách thức chưa từng có trong tiền lệ của Việt Nam, cũng như trên toàn Thế giới. Tuy nhiên, đối mặt với những khó khăn, song ngành chăn nuôi nước ta vẫn đạt được một số kết quả khả quan trong năm 2021, đảm bảo cung ứng thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, một phần cho xuất khẩu.

Chưa bao giờ, người chăn nuôi phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như năm vừa qua. Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã làm đứt gãy trên 75 chuỗi cung ứng thực phẩm, giá cả đầu vào chăn nuôi tăng mạnh, biến động từ 25-45%. Sức mua của thị trường trong nước suy giảm từ 30-50%, giá sản phẩm chăn nuôi, giá lợn thịt, gia cầm trong nước có nhiều biến động. Đặc biệt là đối với gà trắng, có thời điểm tại Đông Nam Bộ ghi nhận giá gà chỉ còn 5.000 – 7.000 đồng/kg, mức thấp kỷ lục. Thời điểm hiện tại, giá thực phẩm trên đàn gia cầm, đàn heo tuy đã phục hồi nhưng vẫn ở dưới ngưỡng giá thành sản xuất. ASF vẫn còn là nỗi lo với người chăn nuôi lợn               Sau gần hai năm chăn nuôi lãi lớn, giờ đây ngành chăn nuôi lợn phải đối mặt với hàng loạt những khó khăn, thử thách do dịch bệnh Covid-19 gây ra, nhất là chăn nuôi lợn, ảnh hưởng bởi Dịch tả lợn châu Phi (ASF) khiến đã có thời gian, nguồn cung thịt lợn trong nước bị sụt giảm mạnh. Số liệu thống kê của Cục Chăn nuôi cho thấy, năm 2021 tổng đàn lợn trên cả nước là trên 28 triệu con (đứng thứ 6 trên thế giới), tăng 7,15% so với năm 2020, với những tỉnh có đàn lợn lớn như Đồng Nai, Hà Nội, Bình Phước, Bắc Giang, Thanh Hóa. Trong đó, tổng đàn lợn nái đạt khoảng 3,2 triệu con. Sản lượng thịt lợn hơi đạt khoảng 3,82 triệu tấn, tăng 6,1% so với năm trước. Theo ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, cho đến thời điểm hiện tại, ngành chăn nuôi heo của Việt Nam vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch ASF gây ra. Thống kê cho thấy, năm 2021 ngành chăn nuôi có 3.029 ổ dịch. So với năm 2020, diện tích dịch xảy ra tăng gấp 2,2 lần, số lợn mang đi tiêu hủy tăng hơn 3,6 lần. Hiện tại, chúng ta vẫn chưa có vaccine cho loại bệnh này. Từ đầu năm đến nay, giá lợn hơi xuất chuồng theo xu hướng giảm dần. Thời điểm 3 – 4/2021, giá thịt lợn từ 70.000 – 75.000 đồng/kg, đến tháng 8 – 9/2021 giảm còn 42.000 – 50.000 đồng/kg. Sang nửa đầu tháng 10, giá lợn hơi có thời điểm chạm đáy, chỉ khoảng 30.000 – 35.000 đồng/kg. Song, kể từ ngày 21/10 trở lại đây, giá thịt lợn đang có xu hướng tăng trở lại, dao động từ 36.000 – 42.000 đồng/kg. Theo Cục Chăn nuôi nhận định, giá nguyên liệu đầu vào (chủ yếu là thức ăn chăn nuôi) tăng cao và cung vượt cầu là nguyên nhân khách quan, khiến giá lợn hơi đều giảm mạnh tại các thị trường kể từ đầu năm, ảnh hưởng chung tới chăn nuôi toàn thế giới. Tại các nước có ngành chăn nuôi lớn như EU, Hoa Kỳ và quốc gia châu Á như Trung Quốc, Thái Lan… người nuôi cũng đối mặt với khó khăn tương tự, cơ quan này nhận định.



 
Tháng 3Tháng 6Tháng 9Tháng 12
Miền Bắc75,266,545,651
Miền Trung7464,547,950
Miền Nam75,365,54649,5

Bảng 1: Giá thịt lợn hơi xuất chuồng bình quân theo tháng (ĐVT: 1.000 đg/kg)
Lần đầu tiên chăn nuôi gia cầm tăng trưởng âm Trong năm vừa qua, người nuôi lợn lao đao vì dịch bệnh ASF, thì đối với người nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà trắng nói riêng lại phải đối mặt với sự sụt giảm giá chưa từng thấy. Năm 2021, sản lượng gà trắng thịt giảm khoảng 20% do giá gà ở mức thấp tương đối dài. Trong năm 2021, hiếm khi giá gà trắng trên giá thành sản xuất, thậm chí khi giãn cách xã hội ở phía Nam, giá gà ghi nhận ở mức 5.000 đồng/kg, mức thấp kỷ lục.  Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Gia cầm Việt Nam chia sẻ: “Suốt 9 tháng đầu năm 2021, ngành chăn nuôi gia cầm không có lãi. Đây là năm đầu tiên ngành chăn nuôi gia cầm tăng trưởng âm. Thậm chí, từ tháng 7 đến tháng 8/2021 vừa qua, có thời điểm giá gà giảm sâu 60 – 70% so với trước đây. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến ngành chăn nuôi, tăng trưởng giảm, giá trị gia tăng không có, người chăn nuôi có tâm lý ngại tái đàn”.

SPTháng 3Tháng 6Tháng 9Tháng 12
Miền BắcMiền TrungMiền NamMiền BắcMiền TrungMiền NamMiền BắcMiền TrungMiền NamMiền BắcMiền TrungMiền Nam
Gà CN lông màu55,254,96055,861,162,554,85859484844
Gà CN lông trắng222928262428,5211013333028
Vịt45,54647,533,744,144,537,640,339,339,143,143

Bảng 2: Giá gia cầm xuất chuồng bình quân theo tháng (ĐVT: 1.000 đg/kg)
Năm 2021, đàn gia cầm cả nước đạt 525 triệu con, trong đó đàn gà chiếm khoảng 415 triệu con. Tuy ảnh hưởng bởi các yếu tố dịch bệnh, giá cả thị trường, song theo Báo cáo của Tổng Cục chăn nuôi cho thấy, đàn gia cầm cả nước phát triển tốt mặc dù dịch cúm gia cầm vẫn xảy ra rải rác tại một số địa phương nhưng đều được kiểm soát, không lây lan trên diện rộng.  Giá trị sản xuất chăn nuôi đạt khoảng 5-6% Theo thông tin từ Cục Chăn nuôi, ước tính cả năm 2021, tăng trưởng giá trị sản xuất chăn nuôi bình quân cả năm đạt khoảng 5-6%. Sản lượng thịt các loại khoảng 6,2 triệu tấn, trong đó: thịt lợn đạt khoảng 3,82 triệu tấn, tăng 6,1%; thịt gia cầm đạt khoảng 1,7 triệu tấn, tăng 5,8%; thịt gia súc ăn cỏ đạt khoảng 0,68 triệu tấn, tăng 6%; sản lượng trứng khoảng 16 tỷ quả, tăng 7,5%; sản lượng sữa khoảng 1,2 triệu tấn, tăng 11,5%.

Chỉ tiêuĐVTThực hiện năm 2020Năm 2021KH năm 2022
KH năm 2021 (Theo báo cáo KH và Chiến lược)Ước thực hiện cả năm (Tăng trưởng theo số liệu tính Tháng 10/2021)
I. Đàn gia súc, gia cầm     
1. Đàn trâu1.000 con2,332.82,401.42,340.42,350.5
2. Đàn bò1.000 con6,325.66,009.56,450.06,589.0
     Bò sữa1.000 con331.4360.2375.2412.0
     Tỷ lệ bò lai%63.063.564.064.5
3. Đàn lợn1.000 con26,170.027,103.928,040.927,650.0
     Đàn lợn nái1.000 con3,800.03,040.93,200.93,250.0
     Tỷ lệ nái ngoại%27.530.0
     Đàn lợn thịt xuất chuồng1.000 con44,150.045,100.045,950.0
Tỷ lệ lợn lai, ngoại%93.094.594.095.5
4. Đàn gia cầmTriệu con496.0512.9525.0539.5
    Đàn gàTriệu con396.0410.7415.7428.0
    Tổng số gia cầm xuất bánTriệu con785.5
II. Sản phẩm chăn nuôi     
1. Thịt hơi các loại1.000 tấn5,388.25,712.96,187.06,433.0
     Thịt lợn1.000 tấn3,459.33,668.73,813.83,950.0
     Thịt gia cầm1.000 tấn1,421.71,504.61,698.11,785.0
     Thịt trâu1.000 tấn96.098.5125.4128.0
     Thịt bò1.000 tấn372.5394.8495.3510.0
     Thịt dê, cừu…1.000 tấn38.746.354.560.0
2. Sản lượng sữa tươi1.000 tấn1,086.31,210.81,212.81,301.0
3. Trứng các loạiTriệu quả14,539.615,630.815,950.016,740.0
4. Sản lượng mật ong1.000 tấn23.525.325.327.5
5. Sản lượng kén tằm1.000 tấn12.813.913.915.0
6. Sản lượng tổ yếnTấn75.8102.0102.0125.0
III. Sản lượng thức ăn     
Thức ăn chăn nuôi công nghiệp1.000 tấn20,296.021,484.021,484.022,515.2

Bảng 3: Kết quả sản xuất chăn nuôi năm 2020, kế hoạch năm 2021 (Nguồn: Cục Chăn nuôi)

Đảm bảo nguồn cung thực phẩm cho Tết Nguyên đán và cho năm 2022 Tất cả nguồn cung thực phẩm bao gồm thịt lợn, thịt gia cầm, thủy sản năm 2021 đều tăng so với năm 2020, trong khi đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhu cầu tiêu dùng những tháng cuối năm và dự báo Tết Nguyên đán 2022 có xu hướng giảm, do đó nguồn cung hiện nay đang rất dồi dào, thậm chí dư thừa. Ước tính đến thời điểm này, tổng đàn lợn trên cả nước là 28,1 triệu con, tổng đàn gia cầm là 523 triệu con, tổng đàn trâu là 2,3 triệu con, tổng đàn bò là 6,3 triệu con; tổng lượng thịt các loại cung ứng ra thị trường là 6,2 triệu tấn. Ngoài ra, còn 16,7 tỉ quả trứng, 1,3 triệu lít sữa, sản lượng thủy sản năm 2021 đều tăng hơn so với năm 2021 nên không lo thiếu nguồn cung thực phẩm phục vụ Tết. Ông Dương Tất Thắng
(Cục trưởng Cục Chăn nuôi)

Tác giả bài viết: Phạm Huệ
Nguồn tin: nhachannuoi.vn

Trả lời