Giá đậu nành kỳ hạn tháng 01 chốt phiên giao dịch ngày 09/12 giảm 2,50 cent, ở mức 1.483,75 cent/bushel, giảm 9,0 cent so với mức cao nhất và tăng 6,0 cent so với mức thấp nhất. Giá đậu nành kỳ hạn tháng 03 chốt phiên giảm 2,0 cent, ở mức 1.488,25 cent/bushel, tăng 6,0 cent so với mức thấp nhất và giảm 9,0 cent so với mức cao nhất.
Giá khô dầu đậu nành kỳ hạn tháng 01 chốt phiên tăng 5,20 usd, ở mức 471,60 usd/short tấn, giảm 2,80 usd so mức cao nhất và tăng 6,90 usd so với mức thấp nhất.
Giá dầu đậu nành kỳ hạn tháng 01 chốt phiên giảm 1,30 cent, ở mức 60,01 cent/pound, giảm 1,99 cent so với mức cao nhất và tăng 0,13 cent so với mức thấp nhất.
Giá khô dầu đậu nành kỳ hạn tăng hơn 1%, lên mức cao nhất trong ba tháng do lo ngại về sản lượng của Argentina. Argentina là nước xuất khẩu khô dầu đậu nành lớn nhất thế giới. Đợt tăng giá những ngày qua đang làm chậm lại nhu cầu mới trên thị trường giao ngay, mặc dù giá giao ngay tại các cảng xuất vẫn ổn định.
Báo cáo Ước tính Cung cầu Nông nghiệp Thế giới (WASDE) tháng 12 năm 2022 được công bố và hầu như không có tác động đến xu hướng giá thị trường trong ngày khi không có thông tin nào gây bất ngờ. Bộ NN Mỹ không có thay đổi nào đối với bảng cân đối cung cầu đậu nành trong tháng 12 khi giữ nguyên sản lượng đậu nành ở mức 118,28 triệu tấn, với năng suất trung bình toàn quốc là 3,38 tấn/ha.
Về phía cầu, lượng ép dầu còn lại năm 2022-23 ở mức 61,10 triệu tấn, xuất khẩu ở mức 55,66 triệu tấn, sử dụng cho hạt giống ở mức 2,77 triệu tấn và lượng còn lại ở mức 0,6 triệu tấn. Tồn trữ cuối kỳ được giữ nguyên ở mức 5,99 triệu tấn.
Trên toàn cầu, tồn trữ đậu nành cuối vụ 2022-23 tăng 0,5 triệu tấn, lên 102,71 triệu tấn, do sản lượng và tồn trữ đầu kỳ cao hơn một chút, chủ yếu ở Ấn Độ và Ukraine.
Bắp
Giá bắp tăng nhẹ sau khi báo cáo được công bố do sản lượng bắp của Ukraine tiếp tục bị cắt giảm, trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu vẫn còn eo hẹp.
Thay đổi đáng chú ý trong Báo cáo mới nhất là về lượng xuất khẩu. Sản lượng bắp niên vụ 2022-2023 được giữ ở mức 353,82 triệu tấn, mức thấp nhất trong ba năm. Bộ NN Mỹ cũng duy trì ước tính năng suất ở mức 10,82 tấn/ha. Tổng nguồn cung được giữ ở mức 390 triệu tấn. Nhu cầu xuất khẩu bắp bị cắt giảm xuống mức 52,71 triệu tấn, giảm 1,91 triệu tấn so với tháng 11. Tổng lượng sử dụng đạt 358,14 triệu tấn và làm cho tồn trữ cuối kỳ ở mức 31,93 triệu tấn, tăng 1,91 triệu tấn tương ứng do nhu cầu xuất khẩu giảm.
Lượng sử dụng cho sản xuất ethanol cũng không thay đổi, ở mức 134 triệu tấn, mặc dù vẫn có khả năng Bộ NN Mỹ sẽ hạ thấp nhu cầu ethanol.
Trên toàn cầu, Bộ NN Mỹ đã cắt giảm tồn trữ đầu vụ 2022-23 xuống 0,59 triệu tấn, ở mức 307,09 triệu tấn. Tổng sản lượng đã giảm 6,53 triệu tấn, xuống còn 1.161,86 triệu tấn. Tồn trữ cuối kỳ toàn cầu năm 2022-2023 giảm 2,36 triệu tấn, xuống 298,4 triệu tấn.
Sản lượng bắp của Brazil được giữ không đổi, ở mức 126 triệu tấn cho năm 2022-2023. Sản lượng của Argentina cũng được giữ nguyên ở mức 55 triệu tấn. Sản lượng của Nga giảm 1 triệu tấn, xuống còn 14 triệu tấn. Sản lượng của Ukraine giảm 4,5 triệu tấn, xuống còn 27 triệu tấn. Tuy nhiên, xuất khẩu của Ukraine tăng thêm 2 triệu tấn, lên 17,5 triệu tấn.
Lúa mì
Giá lúa mì giảm sau khi báo cáo Cung cầu của Bộ NN Mỹ được công bố, cho thấy tỷ lệ sử dụng toàn cầu đang giảm và cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt đối với các nhà xuất khẩu lúa mì của Hoa Kỳ.
Bộ NN Mỹ ước tính tồn trữ lúa mì cuối kỳ của Mỹ ở mức 15,54 triệu tấn, không thay đổi so với ước tính của tháng 11. Đây vẫn là mức tồn trữ lúa mì cuối kỳ thấp nhất của Mỹ trong 15 năm. Tổng sử dụng lúa mì cũng không thay đổi, ở mức 50,89 triệu tấn.
Xuất khẩu lúa mì ước đạt 21,09 triệu tấn, không thay đổi so với tháng 11. Tồn trữ lúa mì cuối kỳ toàn cầu được ước tính ở mức 267,3 triệu tấn, giảm từ 267,8 triệu tấn trong báo cáo tháng trước. Ước tính sản lượng lúa mì toàn cầu ở mức 780,6 triệu tấn, giảm từ 782,7 triệu tấn trong báo cáo tháng trước.
Sản lượng lúa mì của Úc ước đạt 36,6 triệu tấn, tăng từ 34,5 triệu tấn trong báo cáo tháng trước. Sản lượng lúa mì ở Nga không thay đổi, ở mức 91 triệu tấn. Sản lượng lúa mì của Ukraine cũng không thay đổi, ở mức 20,5 triệu tấn.
Xuất khẩu lúa mì từ Nga ước đạt 43 triệu tấn, tăng từ 42 triệu tấn trong tháng trước, trong khi ước tính xuất khẩu của Ukraine đạt 12,5 triệu tấn, tăng từ mức 11 triệu tấn trong tháng 11.
Chi tiết báo cáo tại đây: WASDE1222
www.qdfeed.com