Giá heo hơi hôm nay 21/7/2023 đang giảm nhẹ tại miền Bắc nhưng đi ngang ở miền Trung và miền Nam. Hiện giá heo hơi 3 miền đang ở mức 59.000 – 65.000 đ/kg.
Giá heo hơi miền Bắc hôm nay 21/7
Giá heo hơi hôm nay 21/7 ở miền Bắc giảm nhẹ ở vài nơi so với hôm qua.
Trong đó, Phú Thọ giảm nhẹ 1.000 đ/kg, giao dịch về mức 63.000 đồng/kg – ngang với Bắc Giang sau khi giảm 2.000 đồng/kg.
Cũng giảm 1.000 đồng/kg, thương lái Hưng Yên đang thu mua ở ngưỡng 64.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại tiếp tục giữ mức giá ngày hôm qua.
Tỉnh/Thành | Giá cả | Tăng/Giảm |
Bắc Giang | 63.000 | -2.000 |
Yên Bái | 63.000 | – |
Lào Cai | 63.000 | – |
Hưng Yên | 64.000 | -1.000 |
Nam Định | 63.000 | – |
Thái Nguyên | 63.000 | – |
Phú Thọ | 63.000 | -1.000 |
Thái Bình | 63.000 | – |
Hà Nam | 63.000 | – |
Vĩnh Phúc | 64.000 | – |
Hà Nội | 65.000 | – |
Ninh Bình | 63.000 | – |
Tuyên Quang | 64.000 | – |
đang giao dịch ở mức 63.000 – 65.000 đ/kg.
Giá heo hơi miền Trung và Tây Nguyên hôm nay 21/7
Giá heo hơi hôm nay 21/7 tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên đi ngang so với hôm qua.
Cụ thể, Đắk Lắk. vẫn là địa phương có mức giao dịch thấp khu vực khi neo ở ở ngưỡng 59.000 đồng/kg.
63.000 đồng/kg là mức giá thu mua cao nhất khu vực và đang được ghi nhận tại Thanh Hoá.
Các tỉnh còn lại như Nghệ An, Hà Tĩnh,… tiếp tục giữ trong khoảng 60.000 – 62.000 đồng/kg.
Tỉnh/Thành | Giá cả | Tăng/Giảm |
Thanh Hóa | 63.000 | – |
Nghệ An | 62.000 | – |
Hà Tĩnh | 62.000 | – |
Quảng Bình | 60.000 | – |
Quảng Trị | 60.000 | – |
Thừa Thiên Huế | 60.000 | – |
Quảng Nam | 60.000 | – |
Quảng Ngãi | 60.000 | – |
Bình Định | 60.000 | – |
Khánh Hòa | 60.000 | – |
Lâm Đồng | 61.000 | – |
Đắk Lắk | 59.000 | – |
Ninh Thuận | 60.000 | – |
Bình Thuận | 61.000 | – |
đang thu mua quanh mức 59.000 – 63.000 đ/kg.
Giá heo hơi miền Nam hôm nay 21/7
Giá heo hơi hôm nay 21/7 tại miền Nam ít biến động so với hôm qua.
Theo đó, sau khi tăng 1.000 đ/kg, Cần Thơ đưa mức giao dịch lên giá 62.000 đồng/kg – ngang bằng với Đồng Tháp và Sóc Trăng.
Các địa phương khác tiếp tục giao dịch trong khoảng 59.000 – 61.000 đồng/kg.
Tỉnh/Thành | Giá cả | Tăng/Giảm |
Bình Phước | 60.000 | – |
Đồng Nai | 61.000 | – |
TP HCM | 60.000 | – |
Bình Dương | 61.000 | – |
Tây Ninh | 60.000 | – |
Vũng Tàu | 61.000 | – |
Long An | 61.000 | – |
Đồng Tháp | 62.000 | – |
An Giang | 59.000 | – |
Vĩnh Long | 59.000 | – |
Cần Thơ | 62.000 | 1.000 |
Kiên Giang | 61.000 | – |
Hậu Giang | 60.000 | – |
Cà Mau | 60.000 | – |
Tiền Giang | 59.000 | – |
Bạc Liêu | 61.000 | – |
Trà Vinh | 60.000 | – |
Bến Tre | 59.000 | – |
Sóc Trăng | 62.000 | – |
đang giao dịch trong khoảng 59.000 – 62.000 đ/kg.
Nghệ An: Bản ‘trắng’ lợn đen bản địa
Những ngày cuối tháng 6, ở xã Tà Cạ, huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An) nắng nóng khiến đời sống ở nhiều bản làng thêm khó khăn. Ông Hoa Văn Quyết – Trưởng bản Sa Vang, xã Tà Cạ cho biết, bản không chỉ gặp khó về nguồn nước, mà chăn nuôi, trồng trọt cũng thất bát do thời tiết khắc nghiệt.
“điều ảnh hưởng nhiều nhất là hiện nay bản đang gần như mất trắng giống lợn đen bản địa” – Ông Quyết nói thêm.
Theo ông Quyết, giống lợn đen bản địa ở xã Tà Cạ nói riêng, ở huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) nói chung khá nhỏ, nuôi lâu lớn, song chất lượng thịt lại hơn hẳn các giống lợn khác. “Lợn đen bản địa chủ yếu thả rông quanh khu vực sản xuất. Một số hộ nuôi nhốt, nhưng thức ăn chủ yếu vẫn là rau cỏ, các loại hạt, củ như sắn, ngô… nên nuôi cả năm mới có thể bán”.
Bà Moong Thị Mun – Một hộ dân chuyên nuôi lợn đen bản địa cũng bày tỏ, trước đây, cả bản Sa Vang nhà nào cũng nuôi lợn, để đến Tết có thực phẩm đón năm mới. Nhưng đã hơn nửa năm nay, kể từ cuối năm 2022, số lợn đen bản địa của bà con bản Sa Vang chỉ còn đếm trên đầu ngón tay.
Lý giải nguyên nhân, bà Mun cho biết đó là “do dịch bệnh”. Nói thêm về điều này, ông Quyết cho hay, đợt dịch tả lợn châu Phi cuối năm 2022 đã gần như “quét sạch” số lượng lợn đen của bản Sa Vang.
Ngoài ra, mấy năm gần đây, thời tiết diễn biến phức tạp, hết nắng nóng đến giá lạnh, lũ quét khiến gia súc chết nhiều. Thêm vào đó, phong tục thả rông trâu, bò, lợn cũng là nguyên nhân dẫn đến suy giảm về số lượng đàn lợn của người dân.
Bàng Nghiêm (Nông nghiệp Việt Nam)