Giá heo hơi hôm nay 20/10/2023 tăng giảm trái chiều từ 1.000 – 3.000 đ/kg. Hiện thị trường ba miền đang giao dịch quanh mức 47.000 – 53.000 đ/kg.
Giá heo hơi hôm nay 20/10 tại miền Bắc
Thị trường heo hơi miền Bắc tăng tới 3.000 đ/kg so với hôm qua.
Trong đó, một số địa phương gồm Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lào Cai và Hà Nội tăng nhẹ 1.000 đ/kg, đưa mức giá heo lên khoảng 49.000 – 50.000 đ/kg.
Tại Yên Bái và Hưng Yên, thương lái đang lần lượt giao dịch ở mức 49.000 và 51.000 đ/kg, sau khi tăng 2.000 đ/kg.
Hiện giá heo tại Vĩnh Phúc và Thái Bình tăng tới 3.000 đ/kg, lần lượt lên mức 51.000 và 52.000 đ/kg.
Tỉnh/Thành | Giá cả | Tăng/Giảm |
Bắc Giang | 50.000 | 1.000 |
Yên Bái | 49.000 | 2.000 |
Lào Cai | 49.000 | 1.000 |
Hưng Yên | 51.000 | 2.000 |
Nam Định | 49.000 | – |
Thái Nguyên | 50.000 | 1.000 |
Phú Thọ | 49.000 | 1.000 |
Thái Bình | 52.000 | 3.000 |
Hà Nam | 49.000 | – |
Vĩnh Phúc | 51.000 | 3.000 |
Hà Nội | 50.000 | 1.000 |
Ninh Bình | 48.000 | – |
Tuyên Quang | 50.000 | 2.000 |
đang giao dịch ở mức 48.000 – 52.000 đ/kg.
Giá heo hơi hôm nay 20/10 tại miền Trung
Thị trường heo hơi miền Trung và Tây Nguyên tăng giảm từ 1.000 – 2.000 đ/kg so với hôm qua.
Cụ thể, hai tỉnh Hà Tĩnh và Bình Định cùng tăng nhẹ 1.000 đ/kg, lên mức 49.000 đ/kg.
Sau khi tăng 2.000 đ/kg, thương lái tại Thanh Hóa và Nghệ An lần lượt thu mua heo hơi với giá 49.000 và 50.000 đ/kg.
Trong khi đó, 47.000 đ/kg là mức giá heo thấp nhất khu vực được ghi nhận tại Bình Thuận và Ninh Thuận, sau khi giảm 2.000 đ/kg.
Tỉnh/Thành | Giá cả | Tăng/Giảm |
Thanh Hóa | 49.000 | 2.000 |
Nghệ An | 50.000 | 2.000 |
Hà Tĩnh | 49.000 | 1.000 |
Quảng Bình | 50.000 | – |
Quảng Trị | 50.000 | – |
Thừa Thiên Huế | 49.000 | – |
Quảng Nam | 50.000 | – |
Quảng Ngãi | 50.000 | – |
Bình Định | 49.000 | 1.000 |
Khánh Hoà | 49.000 | – |
Lâm Đồng | 50.000 | – |
Đắk Lắk | 48.000 | – |
Ninh Thuận | 47.000 | -2.000 |
Bình Thuận | 47.000 | -2.000 |
đang giao dịch ở mức 47.000 – 50.000 đ/kg.
Giá heo hơi hôm nay 20/10 ở miền Nam
Thị trường heo hơi miền Nam biến động trái chiều so với hôm qua.
Theo đó, một vài địa phương gồm Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Tiền Giang và Cần Thơ nâng mức giao dịch lên khoảng 49.000 – 52.000 đ/kg, sau khi tăng 1.000 – 2.000 đ/kg.
Ở chiều ngược lại, thương lái tại Bình Dương và Vũng Tàu lại giảm nhẹ 1 giá, thu mua về mức 49.000 đ/kg.
Sau khi giảm 2.000 đ/kg, Bình Phước và Đồng Nai đang giữ ở mức 48.000 đ/kg.
Các địa phương còn lại duy trì mức giá ngày hôm qua.
Tỉnh/Thành | Giá cả | Tăng/Giảm |
Bình Phước | 48.000 | -2.000 |
Đồng Nai | 48.000 | -2.000 |
TP.HCM | 49.000 | – |
Bình Dương | 49.000 | -1.000 |
Tây Ninh | 49.000 | – |
Vũng Tàu | 49.000 | -1.000 |
Long An | 50.000 | – |
Đồng Tháp | 49.000 | – |
An Giang | 50.000 | – |
Vĩnh Long | 50.000 | – |
Cần Thơ | 51.000 | 1.000 |
Kiên Giang | 48.000 | – |
Hậu Giang | 49.000 | – |
Cà Mau | 53.000 | – |
Tiền Giang | 52.000 | 2.000 |
Bạc Liêu | 50.000 | – |
Trà Vinh | 49.000 | 2.000 |
Bến Tre | 49.000 | 1.000 |
Sóc Trăng | 51.000 | 2.000 |
đang giao dịch ở mức 48.000 – 53.000 đ/kg.
Nghệ An: Ba năm mòn mỏi chờ đợi tiền hỗ trợ
Huyện miền núi Con Cuông (tỉnh Nghệ An) có thế mạnh về chăn nuôi, nhưng hình thức nông hộ là chính, quy mô nhỏ lẻ, bình quân mỗi hộ chỉ đôi ba con. Môi trường nuôi không đảm bảo, khó kiểm soát là nguyên nhân chính làm gia tăng và bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là dịch tả lợn Châu Phi.
Thực trạng này vắt qua nhiều năm đẩy hàng loạt hộ nuôi vào cảnh khánh kiệt, cực chẳng đã nhiều nhà đành bỏ nghề.
Theo ghi nhận, trong 3 năm qua (từ 2021 đến nay), toàn huyện Con Cuông đã tiêu hủy trên 2.500 con lợn nhiễm bệnh dịch tả lợn Châu Phi với tổng trọng lượng lên đến 124 tấn. Của đau con xót, các hộ đã chủ động khâu nối với cơ quan chức năng, khẩn trương thống kê mất mát, tiến tới hoàn thiện hồ sơ, thủ tục mong sớm nhận được kinh phí hỗ trợ.
Nhu cầu đặt ra thực sự cấp thiết, có điều mọi thứ vẫn đang nằm ngổn ngang trên giấy vì những rào cản vô hình. Lát cắt điển hình tại Con Cuông cũng là tình cảnh chung của tỉnh Nghệ An.
Đáng buồn thay, ngành chăn nuôi địa phương và người dân không chỉ điêu đứng bởi dịch tả lợn Châu Phi, thực tế còn trải qua nhiều phen lao đao vì bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò. Áp lực nhân đôi, khốn khó thi nhau bủa vây khiến người nuôi chông chênh, khó trụ vững.
Tại Nghệ An, ghi nhận dịch tả lợn Châu Phi từ năm 2019, trong khi viêm da nổi cục xuất hiện 2 năm sau đó (2021). Như thông tin từ cơ quan chức trách, cả 2 đều là bệnh mới, chưa có tên trong danh mục bệnh nguy hiểm quy định theo Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT về phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn, đồng thời chưa có trong quy định chính sách hỗ trợ theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP.
Để có căn cứ hỗ trợ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành cơ chế chính sách, đối tượng, mức hỗ trợ theo từng năm (Quyết định số 793/QĐ-TTg ngày 27/6/2019; Quyết định số 2254/QĐ-TTg ngày 30/12/2020). Bám vào đây, UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các đơn vị liên quan làm thủ tục, kịp thời chi trả 100% kinh phí cho các chủ hộ có lợn bị bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã tiêu hủy trong 2 năm 2019 và 2020 với số tiền gần 150 tỷ đồng.
Ba năm tiếp theo, do nhiều yếu tố khách quan, đặc biệt là sự hoành hành dữ dội của đại dịch Covid-19 nên Chính phủ chưa thể ban hành chính sách hỗ trợ, thiếu hành lang pháp lý cần thiết thành thử nội dung trên bị ngưng trệ hoàn toàn.
Tiến Sỹ (Nông nghiệp Việt Nam)