Giá đậu nành kỳ hạn tháng 03 chốt phiên giao dịch ngày 10/2 tăng 23,25 cent, ở mức 1.542,50 cent/bushel, giảm 0,75 cent so với mức cao nhất và tăng 17,0 cent so với mức thấp nhất. Giá đậu nành kỳ hạn tháng 05 chốt phiên tăng 21,75 cent, ở mức 1.533,50 cent/bushel, tăng 26,0 cent so với mức thấp nhất và giảm 0,50 cent so với mức cao nhất.
Giá khô dầu đậu nành kỳ hạn tháng 03 chốt phiên tăng 3,90 usd, ở mức 499,40 usd/short tấn, giảm 1,60 usd so mức cao nhất và tăng 8,90 usd so với mức thấp nhất.
Giá dầu đậu nành kỳ hạn tháng 03 chốt phiên tăng 1,50 cent, ở mức 60,54 cent/pound, giảm 0,04 cent so với mức cao nhất và tăng 1,67 cent so với mức thấp nhất.
Các sản phẩm phái sinh từ đậu nành phần lớn đã thúc đẩy thị trường phục hồi, mặc dù mưa ở Brazil đã làm chậm tiến độ thu hoạch tiếp tục gây thêm áp lực tăng giá đối với phức hợp đậu nành của Mỹ. Khô dầu đậu nành đạt mức cao nhất trong gần 9 năm do tốc độ ép dầu của Mỹ chậm lại và hạn hán ở Argentina.
Bảng cân đối cung cầu đậu nành trong nước của Mỹ cho thấy 408.200 tấn bị cắt giảm, làm giảm lượng tồn trữ cuối kỳ xuống còn 6,12 triệu tấn. Sản lượng đậu nành thế giới giảm 5 triệu tấn, do Argentina bị cắt giảm 4,5 triệu tấn, xuống còn 41 triệu tấn. Tồn trữ đậu nành toàn cầu thấp hơn 1,49 triệu tấn, ở mức 102,3 triệu tấn.
CONAB dự báo sản lượng đậu nành của Brazil đạt 152,9 triệu tấn, cao hơn 177.000 tấn so với báo cáo trong tháng 1 do năng suất cao hơn ở Mato Grosso, MGDS và Parana, nhưng thấp hơn mức ước tính của Bộ NN Mỹ là 153 triệu tấn.
Sàn giao dịch ngũ cốc Rosario dự báo sản lượng đậu nành của Argentina đạt 34,5 triệu tấn, giảm 2,5 triệu tấn so với tháng 1 và hiện thấp hơn 6 triệu tấn so với dự báo của Bộ NN Mỹ.
Mưa tiếp tục kéo dài ở miền Trung và miền Bắc Brazil, trong khi ở miền nam Brazil và Argentina thời tiết vẫn khô hạn hơn. Báo cáo mới nhất cho thấy 13% vụ mùa đậu nành của Argentina được xếp hạng từ tốt đến xuất sắc, tăng 1 điểm phần trăm so với tuần trước và tỷ lệ từ kém đến rất kém đã tăng lên 48%, trong khi 31% vụ mùa đã đậu quả và đang rất cần một số cơn mưa trong tuần tới.
Bắp
Giá bắp tăng theo giá lúa mì và chốt phiên cao hơn khoảng 3 cents so với đường trung bình động 20 ngày do áp lực từ thị trường năng lượng sau thông báo của Nga rằng nước này sẽ thực hiện cắt giảm sản lượng mạnh mẽ trong những tuần tới.
Bộ NN Mỹ cắt giảm mức tiêu thụ bắp trong sản xuất ethanol xuống còn 170 triệu tấn và tăng tồn trữ lên 32,18 triệu tấn. Trên toàn cầu, Bộ NN Mỹ cắt giảm sản lượng xuống 4,5 triệu tấn, trong đó sản lượng của Argentina là 47 triệu tấn (giảm 5 triệu tấn) và sản lượng của Brazil giữ nguyên ở mức 125 triệu tấn. Tồn trữ toàn cầu được ước tính ở mức 295,28 triệu tấn, so với 296,4 triệu tấn của báo cáo tháng trước.
CONAB dự báo sản lượng bắp của Brazil giảm 1,32 triệu tấn so với báo cáo tháng 1, do vụ thứ hai có diệ tích gieo trồng giảm 2%, xuống còn 16,97 triệu héc-ta.
Sàn giao dịch ngũ cốc Rosario ước tính sản lượng bắp của Argentina đạt 42,5 triệu tấn, giảm 2,5 triệu tấn so với ước tính trước đó.
Lúa mì
Giá lúa mì tăng do lo ngại Nga có thể rút lại thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc khu vực Biển Đen vào tháng 8 và gia hạn vào cuối tháng 11 năm ngoái. Nga cho rằng nước này đã không thể xuất khẩu bất kỳ loại ngũ cốc nào kể từ khi thỏa thuận được gia hạn do lệnh trừng phạt của phương Tây.
Trong khi đó, SovEcon dự báo Nga sẽ có “tốc độ xuất khẩu cao kỷ lục trong những tháng tới, với xuất khẩu lúa mì trong nửa đầu năm 2023 dự kiến đạt 21,3 triệu tấn, so với 10,9 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái.” IKAR cũng dự báo xuất khẩu lúa mì niên vụ 2022/23 của Nga sẽ đạt 46 triệu tấn.
Báo cáo mới nhất của Bộ NN Mỹ hầu như không có sự thay đổi nào trong bảng cân đối cung cầu lúa mì từ tháng 1, khi sử dụng cho thực phẩm thấp hơn 54.431 tấn, sử dụng cho hạt giống nhiều hơn 27.216 tấn và giảm tồn trữ 27.216 tấn.
Cung cầu lúa mì toàn cầu của Bộ NN Mỹ cho thấy tổng sản lượng tăng 2,5 triệu tấn, chủ yếu từ Úc (+1,4) và Nga (+1). Thương mại toàn cầu tăng thêm 2 triệu tấn, với mức tăng 1 triệu tấn của Trung Quốc. Lượng tồn trữ cao hơn 950.000 tấn so với tháng 1, cao hơn một chút so với các dự đoán thương mại.
www.qdfeed.com