Các nhà kinh tế cho biết giá thịt heo giảm, cộng thêm mặt hàng này chiếm tỷ trọng lớn trong chỉ số giá tiêu dùng chính thức của Trung Quốc, có thể khiến nước này rơi vào tình trạng giảm phát khi dữ liệu tháng 10 sẽ được công bố hôm thứ Năm (9/11).

Theo Financial Times, trong tuần này, Trung Quốc sẽ công bố số liệu lạm phát . Giới chuyên gia cho rằng giá heo hơi  sụt giảm có thể đẩy nước này rơi vào tình trạng giảm phát. Giá heo hơi giảm trong bối cảnh nguồn cung lớn và Bắc Kinh vẫn đang nỗ lực thúc đẩy củng cố niềm tin vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. 

Giá heo hơi trên Sàn Giao dịch Hàng hoá Đại Liên giảm khoảng 15% kể từ đầu tháng 10 và giảm hơn 40% so với một năm trước.

Nguồn: Financial Times

Các nhà kinh tế cho biết giá thịt heo giảm, cộng thêm mặt hàng này chiếm tỷ trọng lớn trong chỉ số giá tiêu dùng  chính thức của Trung Quốc, có thể khiến nước này rơi vào tình trạng giảm phát khi dữ liệu tháng 10 sẽ được công bố hôm thứ Năm (9/11).

Ông Julian Evans-Pritchard, chuyên gia kinh tế cấp cao về Trung Quốc tại Capital, cho biết: “Có vẻ như lạm phát tiêu dùng sẽ trở lại mức âm vào tháng 10 và lý do chính cho điều đó là do lạm phát thực phẩm giảm do giá thịt heo giảm”.

Giảm phát quay trở lại sẽ làm suy giảm nỗ lực của các quan chức trong việc khôi phục niềm tin vào nền kinh tế Trung Quốc vốn vẫn ở trong trạng thái mong manh. Hiện tại niềm tin của người tiêu dùng yếu và lĩnh vực bất động sản vẫn đang trong tình trạng khủng hoảng về thanh khoản. 

Giá heo hơi ở Trung Quốc, nước sản xuất và tiêu thụ heo lớn nhất thế giới, từ lâu diễn biến theo chu kỳ bùng nổ và sụt giảm khi nông dân nhỏ đẩy mạnh nguồn cung vào thị trường để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Điều đó dẫn đến tình trạng dư cung và khiến giá giảm mạnh, buộc những người nông dân phải rút khỏi thị trường. 

Bắc Kinh đã tăng cường kiểm soát chu kỳ này bằng cách tập trung sản xuất nhiều hơn vào một số cơ sở chăn nuôi quy mô lớn. Tuy nhiên, năm nay, chính những nhà sản xuất đó đã khiến giá giảm trầm trọng hơn.

Giá heo hơi bắt đầu phục hồi vào tháng 7 – một phần là do hoạt động mua vào của chính phủ nhằm dự trữ. Tuy nhiên, sau đó, giá giảm trở lại sau khi hai ông lớn Muyuan và New Hope, quyết định không cắt giảm công suất mặc dù nhu cầu yếu.

Các nhà sản xuất lớn thường giảm sản lượng bằng cách bán bớt heo nái và mua ít heo giống hơn để nuôi cho đến khi nhu cầu đẩy giá lên cao trở lại. Tuy nhiên, giá heo giống Trung Quốc chỉ giảm 10% so với một năm trước. Điều này cho thấy nhu cầu về heo con vẫn tương đối mạnh mặc dù giá thịt đã giảm sâu. 

Các nhà phân tích cho biết chiến lược này đã mang lại kết quả vào năm ngoái khi giá thịt heo phục hồi trong quý IV – thời điểm Trung Quốc chấm dứt các hạn chế nghiêm ngặt phòng chống COVID-19. Điều này giúp các nhà sản xuất hàng đầu tăng doanh thu nhưng gây thiệt hại cho những hộ nuôi nhỏ lẻ vì họ đã phải bỏ chuồng. 

Ông Darin Friedrichs, giám đốc nghiên cứu thị trường tại Sitonia Consulting ở Thượng Hải, cho biết các nhà sản xuất thịt heo lớn của Trung Quốc đang thực hiện chiến lược tương tự trong năm nay, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy nhu cầu sẽ phục hồi trong quý IV. 

“Có vẻ như họ đang cố gắng thử thêm một lần nữa. Tuy nhiên, một số nhà sản xuất thịt heo đang bán hàng cho các công ty con hoặc yêu cầu các giám đốc điều hành mua lại cổ phiếu. Điều đó cho thấy có nhiều áp lực tài chính hơn đối với họ.”

Giá cổ phiếu của Muyuan, công ty chăn nuôi  heo nhất thế giới, giảm hơn 20% trong năm nay, ngay cả khi các giám đốc điều hành công bố mua lại cổ phiếu trị giá khoảng 1 tỷ nhân dân tệ (tương đương 137 triệu USD) vào tháng trước. 

Công ty gần đây đã buộc phải hủy bỏ kế hoạch bán cổ phần ở Zurich do “các yếu tố khách quan”.

Ông Friedrichs nói: “Một phần vấn đề là rất nhiều công ty lớn chấp nhận chu bu kỳ bùng nổ – sụt giảm của thị trường. Và họ luôn nghĩ rằng mình sẽ đối phó với chu kỳ này tốt hơn so với đối thủ.”

H.Mĩ (Doanh Nghiệp & Kinh Doanh)