Giá heo hơi hôm nay 22/11/2023 giảm nhẹ vài nơi ở miền Nam nhưng đi ngang ở các vùng khác. Hiện thị trường heo hơi ba miền đang ở mức 49.000 – 53.000 đ/kg.
Giá heo hơi hôm nay 22/11 tại miền Bắc
Thị trường heo hơi miền Bắc đi ngang so với hôm qua.
Trong đó, đồng loạt các địa phương bao gồm Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Hà Nội và Tuyên Quang cùng giữ giá heo ở mức 52.000 đ/kg – cao nhất khu vực hiện nay.
Còn các địa phương khác duy trì thu mua trong khoảng 50.000 – 51.000 đ/kg.
Tỉnh/Thành | Giá cả | Tăng/Giảm |
Bắc Giang | 50.000 | – |
Yên Bái | 52.000 | – |
Lào Cai | 50.000 | – |
Hưng Yên | 51.000 | – |
Nam Định | 50.000 | – |
Thái Nguyên | 50.000 | – |
Phú Thọ | 52.000 | – |
Thái Bình | 50.000 | – |
Hà Nam | 51.000 | – |
Vĩnh Phúc | 52.000 | – |
Hà Nội | 52.000 | – |
Ninh Bình | 50.000 | – |
Tuyên Quang | 52.000 | – |
đang giao dịch ở mức 50.000 – 52.000 đ/kg.
Giá heo hơi hôm nay 22/11 tại miền Trung
Thị trường heo hơi miền Trung và Tây Nguyên duy trì ổn định so với hôm qua.
Cụ thể, các tỉnh Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Nghệ An và Khánh Hòa vẫn giữ giá heo ở mức 49.000 đ/kg – thấp nhất khu vực.
Các địa phương còn lại tiếp tục giao dịch heo hơi ở mức giá ngày hôm qua.
Tỉnh/Thành | Giá cả | Tăng/Giảm |
Thanh Hóa | 50.000 | – |
Nghệ An | 49.000 | – |
Hà Tĩnh | 49.000 | – |
Quảng Bình | 50.000 | – |
Quảng Trị | 50.000 | – |
Thừa Thiên Huế | 49.000 | – |
Quảng Nam | 50.000 | – |
Quảng Ngãi | 50.000 | – |
Bình Định | 50.000 | – |
Khánh Hòa | 49.000 | – |
Lâm Đồng | 51.000 | – |
Đắk Lắk | 50.000 | – |
Ninh Thuận | 51.000 | – |
Bình Thuận | 50.000 | – |
thu mua quanh mức 49.000 – 51.000 đ/kg.
Giá heo hơi hôm nay 22/11 ở miền Nam
Thị trường heo hơi miền Nam giảm từ 1.000 – 2.000 đ/kg ở một vài địa phương so với hôm qua.
Theo đó, sau khi giảm 2.000 đ/kg, Trà Vinh hạ mức giao dịch heo hơi về còn 49.000 đ/kg. Trở thành địa phương có mức giá heo thấp nhất khu vực.
Tại Kiên Giang và Sóc Trăng, thương lái giảm thu mua về còn giá 50.000 đ/kg, sau khi giảm 1.000 đ/kg.
Các địa phương còn lại không có thay đổi về giá so với hôm qua.
Tỉnh/Thành | Giá cả | Tăng/Giảm |
Bình Phước | 50.000 | – |
Đồng Nai | 51.000 | – |
TP HCM | 51.000 | – |
Bình Dương | 50.000 | – |
Tây Ninh | 52.000 | – |
Vũng Tàu | 51.000 | – |
Long An | 52.000 | – |
Đồng Tháp | 52.000 | – |
An Giang | 51.000 | – |
Vĩnh Long | 52.000 | – |
Cần Thơ | 51.000 | – |
Kiên Giang | 50.000 | -1.000 |
Hậu Giang | 50.000 | – |
Cà Mau | 53.000 | – |
Tiền Giang | 52.000 | – |
Bạc Liêu | 51.000 | – |
Trà Vinh | 49.000 | -2.000 |
Bến Tre | 50.000 | – |
Sóc Trăng | 50.000 | -1.000 |
đang giao dịch trong khoảng 49.000 – 53.000 đ/kg.
Thanh Hóa quyết liệt phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi
Theo thông tin từ Bộ NN-PTNT, từ đầu năm đến nay, cả nước đã xuất hiện trên 530 ổ dịch bệnh dịch tả lợn Châu Phi, buộc tiêu hủy trên 20.000 con lợn tại 44 tỉnh, thành phố, nhất là tại các tỉnh tiếp giáp với Thanh Hóa như: Ninh Bình, Nghệ An, Sơn La, Hòa Bình, đều xảy ra dịch, đến nay chưa được kiểm soát.
Tình hình diễn biến dịch bệnh đang có chiều hướng gia tăng tại nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt là tại các địa phương có tổng đàn lợn lớn, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi, môi trường, nguồn cung thực phẩm.…
Để chủ động phòng, chống, kiểm soát dịch tả lợn Châu Phi kịp thời, hiệu quả, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Công điện về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi.
Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh có liên quan tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
UBND các huyện, thị xã, thành phố trực tiếp chỉ đạo, huy động các nguồn lực trên địa bàn tổ chức triển khai, thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi. Phân công lực lượng chủ động triển khai giám sát dịch bệnh đến tận thôn bản, kịp thời phát hiện, xử lý dứt điểm khi dịch tả lợn Châu Phi mới xuất hiện, tuyệt đối không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng, không để phát sinh ổ dịch mới.
Tiến Sỹ (Nông nghiệp Việt Nam)