Giá đậu nành kỳ hạn tháng 07 chốt phiên giao dịch ngày 21/6 tăng 5,25 cent, ở mức 1.160,50 cent/bushel, giảm 8,25 cent so với mức cao nhất và tăng 4,50 cent so với mức thấp nhất. Giá đậu nành kỳ hạn tháng 08 chốt phiên tăng 7,25 cent, ở mức 1.147 cent/bushel, tăng 6,75 cent so với mức thấp nhất và giảm 5,0 cent so với mức cao nhất.

Giá khô dầu đậu nành kỳ hạn tháng 07 chốt phiên tăng 4,20 usd, ở mức 361,80 usd/short tấn, giảm 3,10 usd so mức cao nhất và tăng 3,30 usd so với mức thấp nhất.

Giá dầu đậu nành kỳ hạn tháng 07 chốt phiên giảm 0,03 cent, ở mức 43,94 cent/pound, giảm 0,23 cent so với mức cao nhất và tăng 0,33 cent so với mức thấp nhất.

Giá đậu nành tăng nhẹ vào phiên cuối tuần sau một đợt mua kỹ thuật được thúc đẩy một phần bởi nguy cơ lũ lụt ở miền Bắc Hoa Kỳ trong vài ngày tới. Thời tiết có mưa ở vùng Đồng bằng phía Bắc và vùng thượng Trung Tây trong khoảng thời gian từ Thứ Bảy đến Thứ Ba, nơi một số cánh đồng có thể đón nhận lượng mưa lên đến 76mm trong thời gian này.

Trong tuần kết thúc vào ngày 13/6, lượng xuất khẩu đậu nành tăng 20,4 triệu giạ (556.500 tấn) cho năm 2023-2024 và tăng 3,1 triệu giạ (84.000 tấn) cho năm 2024-2025. Lượng xếp hàng xuất khẩu đạt 12,5 triệu giạ, thấp hơn mức cần thiết hàng tuần để đạt ước tính xuất khẩu 1,7 tỷ giạ của Bộ NN Mỹ cho năm 2023-2024. Cam kết xuất khẩu đậu nành hiện đạt tổng cộng 1,629 tỷ giạ cho năm 2023-2024 và giảm 15% so với một năm trước.

Lượng xuất khẩu khô dầu đậu nành hàng tuần được báo cáo ở mức 178.800 tấn cho năm 2023-2024 và 32.800 tấn cho năm 2024-2025.     

Lượng xuất khẩu dầu đậu nành hàng tuần được báo cáo ở mức 20.900 tấn cho năm 2023-2024 và giảm 400 tấn cho năm 2024-2025.

Nhập khẩu đậu nành của Trung Quốc trong tháng 5 ở mức 10,2 triệu tấn, trong đó 8,8 triệu tấn đến từ Brazil và chỉ 1,27 triệu tấn từ Mỹ.

Bắp

Giá bắp giảm khoảng 1% sau một đợt bán kỹ thuật. Nguồn cung dồi dào trong nước và toàn cầu, cùng với xuất khẩu của Mỹ kém hiệu quả trong tuần qua là những nguyên nhân chính.

Trong tuần kết thúc vào ngày 13/6, lượng xuất khẩu bắp tăng 20,1 triệu giạ (511.400 tấn) cho năm 2023-2024 và tăng 3,7 triệu giạ (93.600 tấn) cho năm 2024-2025. Lượng xếp hàng xuất khẩu đạt 58,3 triệu giạ, cao hơn nhiều so với mức cần thiết hàng tuần để đạt ước tính xuất khẩu 2,150 tỷ giạ của Bộ NN Mỹ cho năm 2023-2024. Cam kết xuất khẩu bắp hiện đạt tổng cộng 2,080 tỷ giạ cho năm 2023-2024 và tăng 37% so với một năm trước.

Thời tiết khô nóng ở miền Đông Trung Quốc đang gây ra sự chậm trễ trong việc gieo trồng ở tỉnh sản xuất trọng điểm Sơn Đông. Trung Quốc có sản lượng bắp cao kỷ lục 289 triệu tấn vào mùa vụ trước nhưng vẫn là nước nhập khẩu bắp lớn nhất thế giới. Chính phủ nước này gần đây đã phân bổ hơn 61 triệu USD cho các biện pháp phòng chống hạn hán ở 7 tỉnh trong nước.

Sàn giao dịch ngũ cốc Buenos Aires ước tính vụ thu hoạch bắp của Argentina đã hoàn thành 49,3%.

Lúa mì

Giá lúa mì tiếp tục giảm sau một đợt bán kỹ thuật khác khi vụ thu hoạch ở Mỹ đang tiến triển nhanh hơn bình thường, nhanh chóng bổ sung vào nguồn cung trong nước.

Trong tuần kết thúc vào ngày 13/6, lượng xuất khẩu lúa mì tăng 21,7 triệu giạ (589.700 tấn) cho năm 2024-2025 và giảm 0,4 triệu giạ (11.000 tấn) cho năm 2025-2026. Lượng xếp hàng xuất khẩu đạt 13,4 triệu giạ, thấp hơn mức cần thiết hàng tuần để đạt ước tính xuất khẩu 800 triệu giạ của Bộ NN Mỹ cho năm 2024-2025. Cam kết xuất khẩu lúa mì hiện đạt tổng cộng 199 triệu giạ cho năm 2024-2025 và tăng 34% so với một năm trước.

Báo cáo Thu hoạch Lúa mì của Kansas cho thấy các nông trại ở miền Đông bang này đạt năng suất trung bình 40-70 giạ/mẫu Anh, tăng cao hơn so với một năm trước. Năng suất ở miền Trung khoảng từ 45-60 giạ/mẫu Anh, bằng với mức trung bình, nhưng có thể được cải thiện hơn trong thời gian tới.

IKAR gây bất ngờ với dự báo sản lượng lúa mì mới nhất của Nga khi ước tính tăng 0,5 triệu tấn, lên 82 triệu tấn. Bộ NN Mỹ đang dự báo ở mức 83 triệu tấn.

Nhật Bản thầu mua 84.667 tấn lúa mì từ Úc, Canada và Mỹ, trong đó 29.617 tấn có nguồn gốc từ Mỹ.

www.qdfeed.com