Giá bắp gần như đã tăng đến mức cao nhất trong lịch sử. Thời tiết có mưa tại khu vực Vành đai Bắp ​​sẽ khiến việc gieo trồng thêm chậm trễ vào mùa Xuân này, trong khi cuộc chiến ở Ukraine tiếp tục hạn chế nguồn cung cấp ngũ cốc ra nước ngoài. Sự chậm trễ gieo trồng do thời tiết có thể thúc đẩy tăng diện tích gieo trồng đậu nành khiến giá đậu nành giảm lại. Giá lúa mì cũng giảm sau khi số liệu xuất khẩu đáng thất vọng đã thúc đẩy một số hoạt động bán kỹ thuật và chốt lời.

Giá đậu nành kỳ hạn tháng 05 chốt phiên giao dịch ngày 28/4 giảm 20,0 cent, ở mức 1.706,50 cent/bushel, giảm 27,50 cent so với mức cao nhất và tăng 2,75 cent so với mức thấp nhất. Giá đậu nành kỳ hạn tháng 07 chốt phiên giảm 8,0 cent, ở mức 1.684,75 cent/bushel, tăng 3,50 cent so với mức thấp nhất và giảm 15,50 cent so với mức cao nhất.

Giá khô dầu đậu nành kỳ hạn tháng 05 chốt phiên giảm 10,80 usd, ở mức 440,20 usd/short tấn, giảm 12,10 usd so mức cao nhất và tăng 2,10 usd so với mức thấp nhất.

Giá dầu đậu nành kỳ hạn tháng 05 chốt phiên tăng 2,80 cent, ở mức 90,60 cent/pound, giảm 0,09 cent so với mức cao nhất và tăng 3,80 cent so với mức thấp nhất.

Trong tuần kết thúc vào ngày 21/4, lượng xuất khẩu đậu nành tăng 481.300 tấn cho năm 2021-2022 và tăng 580.000 tấn cho năm 2022-2023. Lượng xếp hàng xuất khẩu của tuần trước là 710.300 tấn, cao hơn mức cần thiết hàng tuần để đạt được ước tính xuất khẩu 57,56 triệu tấn của Bộ NN Mỹ trong giai đoạn 2021-2022. Cam kết xuất khẩu đậu nành hiện đạt 57,59 triệu tấn trong giai đoạn 2021-2022 và giảm 6% so với một năm trước.

Lượng xuất khẩu khô dầu đậu nành hàng tuần đạt 203.000 tấn cho giai đoạn 2021-2022 và dầu đậu nành đạt 3.500 tấn cho giai đoạn 2021-2022.

Indonesia, nước sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới, đã nới rộng lệnh cấm xuất khẩu đối với nguyên liệu thô để sản xuất dầu ăn, bao gồm dầu cọ thô và hầu hết các sản phẩm tinh chế, chỉ vài giờ trước khi nó có hiệu lực vào nửa đêm thứ Tư, nhằm đảm bảo nguồn cung trong nước và giảm đà tăng giá trong nước. Thông tin này khiến giá dầu đậu nành tăng lên mức cao kỷ lục và cũng gây áp lực lên giá khô dầu đậu nành.

Bắp

Bộ NN Mỹ cho biết các nhà xuất khẩu tư nhân đã xuất bán 1.088.000 tấn bắp cho Trung Quốc. Trong đó, 476.000 tấn được giao trong năm tiếp thị 2021-2022 và 612.000 tấn được giao trong năm tiếp thị 2022-2023.

Trong tuần kết thúc vào ngày 21/4, lượng xuất khẩu bắp tăng 866.800 tấn cho năm 2021-2022 và tăng 843.400 tấn cho năm 2022-2023. Lượng xếp hàng xuất khẩu trong tuần trước là 1,56 triệu tấn, cao hơn mức cần thiết hàng tuần để đạt được ước tính xuất khẩu 63,50 triệu tấn của Bộ NN Mỹ cho giai đoạn 2021-2022. Cam kết xuất khẩu bắp hiện đạt 57,50 triệu tấn cho giai đoạn 2021-2022 và giảm 15% so với một năm trước.

Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) cho biết sản lượng ethanol trong tuần kết thúc vào ngày 22/4 tăng nhẹ trở lại so với tuần trước, với mức tăng 16.000 thùng/ngày, lên mức 963.000 thùng/ngày. Tồn trữ ethanol giảm 3,5%, xuống còn 24 triệu thùng.

Lúa mì

Trong tuần kết thúc vào ngày 21/4, lượng xuất khẩu lúa mì tăng 32.300 tấn cho năm 2021-2022 và tăng 124.300 tấn cho năm 2022-2023. Lượng xếp hàng xuất khẩu của tuần trước là 245.000 tấn, thấp hơn mức cần thiết hàng tuần để đạt được ước tính xuất khẩu 21,36 triệu tấn của Bộ NN Mỹ cho giai đoạn 2021-2022. Cam kết xuất khẩu lúa mì hiện đạt 19,30 triệu tấn cho giai đoạn 2021-2022 và giảm 25% so với một năm trước.

Các nước nhập khẩu lúa mì trên thế giới đang mua chậm lại do giá đang quá cao. Cụ thể, Jordan đã hủy đơn thầu mua 120.000 tấn lúa mì thực phẩm, và trong ngày Thái Lan cũng quyết định không mua lúa mì dùng cho thức ăn chăn nuôi.

www.qdfeed.com